Thiết kế chung cư Nhật Bản luôn thể hiện vẻ đẹp mộc mạc, đơn giản mà tinh tế, gần gũi. Đây là phong cách mà rất nhiều gia đình lựa chọn để thiết kế cho căn hộ nhỏ của mình. Hãy cùng tìm hiểu xem chung cư Nhật Bản có gì đặc biệt mà thu hút đến như vậy!
Nhật Bản vốn nổi tiếng với sự đơn giản và tính kỷ luật cao, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới phong cách thiết kế nội thất kiến trúc cũng như cuộc sống hàng ngày của họ. Những ngôi nhà Nhật thường ít đồ đạc, ngăn nắp và gọn gàng dù diện tích không mấy rộng rãi.
Đặc trưng chung cư Nhật Bản
Ở các vùng đô thị lớn của Nhật ngày nay, người dân thường sống ở những ngôi nhà tập thể hoặc các căn hộ chung cư. Mặc dù nội đô ngày càng eo hẹp, diện tích những căn hộ ngày càng hạn chế nhưng họ luôn biết cách để khiến không gian trở nên thoải mái và khoa học. Những đặc trưng thường thấy ở chung cư Nhật Bản:
1. Sự đơn giản
Phong cách thiết kế nội thất Nhật là đơn giản, hướng tới những đường nét cơ bản và ưu tiên những đường thẳng, hạn chế chi tiết rườm rà. Những món đồ có kiểu dáng đơn giản được ưa chuộng nhiều và hầu như trong không gian sống của họ không có đồ nội thất thừa. Mọi đồ đạc đều được sắp xếp một cách gọn gàng và có nét thiền trong việc bài trí không gian.
2. Màu sắc chủ đạo
Những gam màu thường được sử dụng trong các thiết kế chung cư phong cách Nhật là màu nâu của gỗ, màu xanh của cây cỏ hay cá màu đen, trắng. Màu sắc không quá sặc sỡ, thể hiện sự hài hòa và mang lại cảm giác ấm cúng, thanh tịnh cho không gian nội thất.
3. Sử dụng các vật liệu thô mộc như tre, gỗ
Những đồ nội thất ưu tiên được làm từ các chất liệu tự nhiên, thô mộc như gỗ, tre, nứa… phù hợp với dạng thời tiết lạnh mùa đông ở Nhật. Ngoài ra, dù là nhà mặt đất hay chung cư thì không gian sống của người Nhật không thể thiếu những đồ dùng đặc trưng như: chiếu tatami, bàn trà, kệ tủ, đệm ngồi bệt… chúng gợi nên cuộc sống giản dị và thanh bình của một căn hộ chung cư.
4. Thiết kế mở, nhiều cửa sổ lớn, cửa trượt
Người Nhật thích sự gần gũi với tự nhiên nên ở các căn hộ chung cư thường được thiết kế mở với nhiều cửa sổ lớn và dạng cửa trượt trong mỗi phòng. Cửa trượt là đặc trưng trong thiết kế nội thất đẹp Nhật Bản giúp tiết kiệm không gian hạn chế của căn hộ một cách hiệu quả. Ngày nay, những dạng cửa trượt càng được sử dụng nhiều hơn bởi những ưu điểm mà chúng mang lại.
Một số mẫu thiết kế nội thất chung cư Nhật Bản đẹp
Dưới đây, Raimu Home sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số không gian nội thất chung cư Nhật Bản đẹp, có thể tham khảo cho không gian sống của gia đình mình.
1. Phòng khách
Phòng khách của những căn hộ chung cư Nhật Bản không quá rộng rãi, những gam màu nền nã và đơn giản được ưa chuộng hơn cả. Những đồ nội thất bằng gỗ mang lại cảm giác hài hòa, ấm cúng và tinh tế cho không gian sinh hoạt chung. Phòng khách chung cư Nhật không chứa quá nhiều đồ trang trí nội thất tránh sự rườm rà, vướng víu.
2. Phòng ngủ
Phòng ngủ trở nên rộng rãi hơn với dạng giường không chân, thậm chí nhiều gia đình chỉ sử dụng đệm và chiếu tatami cho không gian phòng ngủ thêm tối giản. Hệ thống đèn trần, đèn tường với nguồn sáng hài hòa sẽ tạo ra một căn phòng nghỉ ngơi yên tĩnh hoàn hảo cho gia đình.
3. Phòng bếp, ăn
Phòng bếp ăn của những căn hộ chung cư Nhật Bản không quá rộng rãi nhưng vẫn thật tiện nghi và tinh tế. Hệ thống tủ bếp bằng gỗ cao cấp có kích thước vừa phải đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, nấu nướng của mỗi gia đình. Khu vực bàn ghế ăn cũng được thiết kế gần với phòng bếp giúp bữa ăn thêm thuận tiện và ấm cúng hơn.
Đọc thêm: Xu hướng thiết kế nội thất chung cư phong cách Nhật Bản thịnh hành hiện nay
Bạn có muốn sở hữu một căn hộ chung cư Nhật Bản đẹp? Hãy liên hệ ngay với Raimu Home. Với kinh nghiệm thiết kế và thi công nội thất – kiến trúc phong cách Nhật lâu năm, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những không gian tuyệt đẹp, tiện nghi nhất.
Xem thêm
- Kamachi – Nội thất chung cư kiểu Nhật giúp ‘biến hóa’ phòng khách đa năng
- Bàn trà ngồi bệt kiểu Nhật có phù hợp với cuộc sống Việt?
- Nội thất phòng bếp “xịn” hơn với những kiểu tủ bếp tiện nghi này
- Chọn hướng bếp cho tuổi Mậu Ngọ mang lại nhiều tài lộc
- Nhà nhỏ ư? Hãy biến nhược điểm thành ưu điểm đơn giản như Nhật Bản