Entity Relationship Diagram là gì? Đây là một công cụ trực quan hữu ích để tạo ra 1 quy ước thống nhất, sử dụng cho cơ sở dữ liệu quan hệ và mạng. Cùng ITNavi tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này qua bài viết sau đây bạn nhé!
Entity Relationship Diagram là sơ đồ để thể hiện các cơ sở dữ liệu
Entity Relationship Diagram là gì?
Entity Relationship Diagram được Peter Chen đề xuất vào năm 1971 nằm tạo ra 1 quy ước thống nhất, có thể sử dụng cho cơ sở dữ liệu quan hệ và mạng.
Để giải thích Entity Relationship Diagram là gì, bạn hãy xem ngay:
Theo định nghĩa word by word, Entity là thực thể, Relationship là các mối quan hệ, Diagram là sơ đồ. Từ ý nghĩa này, ta có thể định nghĩa Entity Relationship Diagram là 1 sơ đồ hiển thị mối quan hệ của các tập thực thể lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Nói cách khác thì Entity Relationship Diagram (viết tắt là ERD hoặc sơ đồ ER) giúp giải thích cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu. Sơ đồ sẽ ER được tạo ra dựa trên 3 khái niệm cơ bản là: Thực thể, thuộc tính và các mối quan hệ.
Hình ảnh trực quan về ERD với thực thể, thuộc tính và các mối quan hệ
Entity Relationship Diagram cung cấp 1 cái nhìn nhanh và trực quan về cách các thực thể liên quan với nhau. Bạn có thể coi ERD là 1 bản thiết kế làm nền tảng cho cấu trúc doanh nghiệp, cung cấp 1 bản trình bày trực quan về các mối quan hệ giữa các bộ dữ liệu (thực thể) các nhau. Trong biểu đồ, các thực thể được thể hiện bằng các hộp, có các đường liên kết chúng với những thuộc tính khác (mô tả đặc điểm của thực thể). Cúng liên kết với nhau theo mối quan hệ giữa các thực thể.
So với mô hình mạng, mô hình quan hệ thực thể (ERD) có nhiều ưu điểm hơn, nó thể hiện rõ hơn các thành phần trong thế giới thực. Cụ thể, nếu mô hình mạng chỉ biểu diễn các đối tượng chính nhưng không mô tả được đặc điểm của đối tượng đó thì mô hình quan hệ thực thể lại khắc phục được điểm yếu này. Đó là lý do các nhà phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu luôn lựa chọn mô hình ERD.
Bạn đọc tham khảo thêm:
Việc làm lập trình python lương cao chế độ tốt
Tuyển dụng ios developer lương cao chế độ tốt
Lý do nên sử dụng Entity Relationship Diagram là gì?
Sở dĩ cần sử dụng loại sơ đồ ER vì những nguyên nhân sau:
Sử dụng Entity Relationship Diagram mang đến nhiều lợi ích cho người dùng
-
Giúp bạn có thể xác định được các thuật ngữ liên quan tới mô hình mối quan hệ thực thể;
-
Cung cấp bản xem trước về cách các bảng kết nối, các trường có trên bảng;
-
Giúp mô tả các thực thể – thuộc tính – mối quan hệ;
-
Sơ đồ ER có thể chuyển thành bảng quan hệ, cho phép bạn xây dựng cơ sở dữ liệu một cách nhanh chóng;
-
Sơ đồ ER được các nhà thiết kế cơ sở dữ liệu sử dụng như 1 bản thiết kế để triển khai dữ liệu trong những ứng dụng phần mềm cụ thể;
-
Nhờ sơ đồ ER, người thiết kế cơ sở dữ liệu hiểu rõ về thông tin chứa trong cơ sở dữ liệu;
-
Entity Relationship Diagram cho phép bạn có thể giao tiếp với cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu với người dùng.
Sử dụng Entity Relationship Diagram khi nào?
Sau khi nắm được Entity Relationship Diagram là gì, bạn có thắc mắc sơ đồ này được sử dụng trong những công việc cụ thể nào? Đó là:
Khi thiết kế cơ sở dữ liệu, người ta thường sử dụng sơ đồ ER để thể hiện đầy đủ các yếu tố cần thiết
-
Thiết kế cơ sở dữ liệu: Người ta sử dụng ERD để mô hình hóa, thiết kế mối quan hệ cơ sở dữ liệu (về mặt logic và các quy tắc nghiệp vụ và về những công nghệ cụ thể được thực hiện). Trong phát triển web, lập 1 sơ đồ ER thường là bước đầu tiên trong quá trình xác định những yêu cầu của 1 dự án thông tin. Sau này, nó cũng được sử dụng để lập mô hình 1 hoặc nhiều cơ sở dữ liệu cụ thể;
-
Khắc phục sự cố cơ sở dữ liệu: ERD được dùng để phân tích cơ sở dữ liệu hiện có, từ đó giúp tìm ra và giải quyết các vấn đề về logic. Việc vẽ sơ đồ ER sẽ cho thấy rõ vấn đề đang sai ở đâu;
-
Hệ thống thông tin kinh doanh: Entity Relationship Diagram được sử dụng để thiết kế, phân tích cơ sở dữ liệu quan hệ, dùng trong các quy trình kinh doanh. Mọi quy trình kinh doanh dùng dữ liệu thực địa liên quan tới các thực thể, hành động và tác động qua lại đều có thể được hưởng lợi từ cơ sở dữ liệu quan hệ. Nó có thể hợp lý hóa các quy trình để khám phá thông tin dễ dàng hơn, cải thiện kết quả;
-
Tái thiết kế quy trình nghiệp vụ: ERD giúp phân tích cơ sở dữ liệu sử dụng trong quá trình tái thiết kế quy trình nghiệp vụ và giúp mô hình hóa việc thiết lập cơ sở dữ liệu mới;
-
Nghiên cứu: Có quá nhiều nghiên cứu tập trung vào các dữ liệu có cấu trúc nên sơ đồ ER có vai trò quan trọng trong quá trình thiết lập cơ sở dữ liệu hữu ích cho việc phân tích dữ liệu.
Biểu tượng và ký hiệu trong Entity Relationship Diagram là gì?
Biểu tượng và ký hiệu trong sơ đồ ER là 3 hình cơ bản: Hình chữ nhật, hình thoi và hình bầu dục. 3 biểu tượng này thể hiện mối quan hệ giữa các phần tử, thực thể và thuộc tính. Ý nghĩa các ký hiệu như sau:
Hình chữ nhật, hình thoi và hình bầu dục là những thành phần của ERD
-
Hình chữ nhật: Thể hiện các loại thực thể;
-
Hình bầu dục: Thể hiện các thuộc tính;
-
Hình thoi: Thể hiện các loại mối quan hệ;
-
Đường kẻ: Liên kết các thuộc tính với thực thể – quan hệ khác;
-
Khóa chính: Các thuộc tính được gạch chân;
-
Hình bầu dục kép: Đại diện các thuộc tính đa giá trị.
Các thành phần của Entity Relationship Diagram là gì?
Entity Relationship Diagram tất nhiên sẽ gồm các thành phần là thực thể, thuộc tính và mối quan hệ. Cụ thể, sơ đồ ER gồm các thành phần sau:
Thực thể – Entity
Thực thể là 1 thứ có thể xác định được (như một người, khái niệm, đối tượng hoặc sự kiện,…) có thể được lưu trữ các dữ liệu về chính nó. Các thực thể hãy được coi là các danh từ như: Sinh viên, khách hàng, sản phẩm, ô tô,… Thực thể có ký hiệu là hình chữ nhật.
1 sơ đồ ER đơn giản nhất gồm thực thể, thuộc tính và các mối quan hệ
Là một thứ có thể xác định được như một người, đối tượng, khái niệm hoặc sự kiện,… Thực thể có thể là các danh từ như: sinh viên, khách hàng, ô tô hoặc sản phẩm.
Thuộc tính – Attribute
Thực thế sẽ có các thuộc tính liên quan tới nó. Ví dụ con người thì sẽ có họ tên, giới tính, ngày sinh, số CMND, địa chỉ,… Sinh viên thì có mã số sinh viên, trường, lớp,… Thuộc tính trong mô hình ER được ký hiệu là hình bầu dục hoặc hình tròn, tên thuộc tính bên trong. Thuộc tính thuộc thực thể nào thì được nối đến thực thể đó.
Mối quan hệ – Relationship
Thành phần mối quan hệ thể hiện quan hệ giữa các thực thể trong mô hình. Nó cũng là thành phần đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quan hệ này được ký hiệu bằng hình thoi, bên trong là tên mối quan hệ, nối đến các thực thể có quan hệ với nhau.
Mối quan hệ giữa các thực thể sẽ có các kiểu sau: Quan hệ 1 – 1, quan hệ 1 – n (hoặc n – 1), quan hệ n – n. Mối quan hệ giữa thực thể còn được đánh bảng số thể hiện số chiều của mối quan hệ.
Bài viết đã đưa đến cho bạn đọc những thông tin quan trọng về Entity Relationship Diagram là gì và những khái niệm cơ bản về sơ đồ ER. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn và vận dụng tốt sơ đồ này. Nếu quan tâm tới các tin tức về công nghệ, hãy tiếp tục đồng hành cùng ITNavi qua các bài viết tiếp theo bạn nhé!