Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là rào cản rất lớn trong việc giao tiếp của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, học tập, mối quan hệ của trẻ em.
Xem thêm:
- Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển qua biểu hiện vận động
- Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển qua khả năng nhận thức
Trẻ nhỏ chậm phát triển luôn là vấn đề đáng lo ngại của cha mẹ, tuy nhiên không phải dễ dàng để phát hiện ra trẻ có mắc phải hội chứng chậm phát triển hay không.
Một trong số hội chứng chậm phát triển ở trẻ thường gặp nhất đó là trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Cùng tìm hiểu xem trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là như thế nào nhé!
Thế nào là trẻ chậm phát triển ngôn ngữ?
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tức là khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ bị giảm sút, trẻ thường tiếp cận kém với ngôn từ. Trong một số trường hợp, trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý nghĩa câu nói muốn truyền đạt, trẻ thường không nói ra được ý mình muốn nói.
Chậm phát triển ngôn ngữ còn là việc trẻ tiếp thu nguồn thông tin chậm, gây ra trở ngại trong giao tiếp. Hội chứng trẻ chậm phát triển này ban đầu sẽ không gây ảnh hưởng ngay. Tuy nhiên theo thời gian, tuổi của trẻ ngày càng tăng lên làm các rào cản này cũng sẽ lớn lên.
Cha mẹ nên khắc phục từ sớm cho trẻ ở độ tuổi càng nhỏ càng tốt để giúp trẻ hình thành tư duy đúng đắn về vấn đề này.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường thấy ở hai nhóm trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ
Từ nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, từ đó người ta chia làm 2 nhóm chính: trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ.
Nhóm trẻ chậm nói
Thông thường, trẻ em từ 1 tuổi là bắt đầu có phản ứng với việc nói rồi. Giai đoạn dưới 1 tuổi trẻ sẽ tập trung, nghe ngóng âm thanh và có phản xạ với chúng. Từ 1 tuổi trở đi, nếu bạn gọi tên trẻ, trẻ sẽ có phản ứng lại như: quay đầu về phía bạn hoặc cười tươi khi nghe thấy tên mình.
Bên cạnh đó, trẻ bắt đầu bi bô tập phát âm những từ đơn giản như: ba, mẹ,… Nếu ở giai đoạn này mà trẻ vẫn chưa có những phản ứng như vậy thì chứng tỏ trẻ đã mắc phải vấn đề trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Nhóm trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường gặp rào cản trong giao tiếp, hơn thế nữa trẻ còn không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh. Trường hợp này thực sự xuất phát từ ý nghĩ của bản thân trẻ.
Trẻ không muốn giao tiếp với bên ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến việc lắng nghe, học hỏi và phát triển các kỹ năng về ngôn ngữ. Việc không thích giao tiếp và môi trường ít giao tiếp dần dần khiến ngôn ngữ của trẻ kém đa dạng, việc diễn đạt ý nghĩa câu nói sẽ kém thậm chí là vô nghĩa.

Hơn thế nữa khả năng tiếp thu ý nghĩa lời nói của trẻ tự kỷ cũng sẽ kém hơn so với những trẻ em bình thường. Trở ngại xuất phát từ cả 2 phía: tiếp nhận thông tin, diễn đạt lời nói.
Phương pháp hỗ trợ cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Nếu để tình trạng này quá lâu trẻ có thể dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển hành vi. Bố mẹ nên áp dụng một số phương pháp sau đây:
- Tích cực tiếp chuyện, bắt chuyện với trẻ, để trẻ nói chuyện nhiều nhất có thể
- Mở rộng môi trường cho trẻ, để trẻ được tiếp xúc với nhiều người hơn
- Hạn chế việc cho trẻ ở một mình và tiếp xúc với thiết bị điện tử
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và xác định rõ tình trạng

Tham khảo:
- Trẻ chậm phát triển do di truyền
- Vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ chậm phát triển
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ không phải là bệnh theo trẻ cả đời, nó chỉ là một hội chứng tạm thời và nếu được phát hiện chỉnh sửa kịp thời sẽ không còn ảnh hưởng tới đời sống của trẻ. Cha mẹ hãy can thiệp khi còn có thể nhé!
Nguồn: https://trituetreem.vn/